Tóm tắt:
🍀 Cặn ối (Amniotic fluid ‘sludge’) là hình ảnh khối tăng âm trong buồng ối gần lỗ trong cổ tử cung khi màng ối còn nguyên vẹn. Nguồn gốc của cặn ối vẫn chưa được biết rõ; có thể do sự hiện diện của cục máu đông, phân su, chất gây, tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ối. Cặn ối liên quan tới tăng tỷ lệ chuyển dạ sinh non tự nhiên (‘spontaneous preterm birth’ – SPTB) trước 35 tuần, tăng tỷ lệ nhiễm trùng ối trên lâm sàng hay trên mô học ở nhóm sản phụ có nguy cơ cao SPTB. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị kháng sinh thường quy khi có sự hiện diện của cặn ối trong dự phòng SPTB.

60ACC480 F11C 4216 9683 653681AB9721

🍀 Nghiên cứu quan sát có đối chứng từ 10/2010 đến 01/2015 gồm 86 sản phụ đơn thai 16-26 tuần và có hình ảnh cặn ối trên siêu âm ở một bệnh viện Brazil. Họ được chia làm 2 nhóm: nhóm sản phụ từ 10/2010 đến 09/2012 không được điều trị kháng sinh và nhóm sản phụ từ 10/2012 đến 01/2015 được điều trị với clindamycin và cephalosporin thế hệ thứ nhất. Trong đó, nhóm nguy cơ cao (chiều dài cổ tử cung ≤ 25mm, bất thường ống Mullerian, tiền căn SPTB, sẩy thai muộn và tiền căn khoét chóp cổ tử cung) được điều trị với clindamycin 600mg IV q.8h và cefazolin 1g PO q.8h *5 ngày; nhóm nguy cơ thấp được điều trị với clindamycin 300mg PO q.6h và cephalexin 500mg PO q.6h *7 ngày. Những trường hợp thai dị tật bẩm sinh, nhau tiền đạo, chuyển dạ sinh non, chảy máu âm đạo và tiền căn khâu vòng cổ tử cung bị loại khỏi nghiên cứu.
🍀 Kết quả nghiên cứu:
✍️ Điều trị kháng sinh làm giảm tỷ lệ SPTB <34 tuần (13.2%) so với không điều trị (38.5%) ở nhóm nguy cơ cao (OR 0.24, 95%CI 0.06‐0.99).

✍️ Điều trị kháng sinh làm giảm tỷ lệ trẻ sinh non có cân nặng <2000 g (13.2%) so với không điều trị (46.2%) (OR 0.17, 95% CI 0.04‐0.7)

✍️ Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng trẻ lúc sinh giữa nhóm có và không được điều trị (2961+/-705 g so với 2554+/-819 g, p=0.028). Sự khác biệt về tuổi thai SPTB và tỷ lệ cân nặng <2500 g giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.

Kết luận:
👉 Điều trị kháng sinh cho những sản phụ có hình ảnh cặn ối trên siêu âm giúp làm giảm tỷ lệ trẻ sinh non có cân nặng <2000 g.

👉 Ngoài ra, điều này giúp làm giảm tần suất SPTB <34 tuần ở nhóm sản phụ nguy cơ cao có hình ảnh cặn ối trên siêu âm, từ đó giúp cải thiện cân nặng trẻ lúc sinh.

Nguồn: https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/aogs.13603
Lược dịch: Bs Lê Thị Đang Lai, Bs Nguyễn Thị Thu Hiền
Hiệu đính: Bs Nguyễn Hoàng Long

🍀 Hình ảnh minh họa:
Hình 1. Hình ảnh cặn ối tập trung gần lỗ trong cổ tử cung
Hình7351DDC0 7E8E 45AB B31E 34E88A741C70

2. Tỷ lệ phần trăm SPTB ở nhóm nguy cơ cao có hình ảnh cặn ối giữa có và không được điều trị

 

Nguồn: SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ CẶN ỐI NHẰM DỰ PHÒNG CHUYỂN DẠ SINH NON TỰ NHIÊN: NGHIÊN CỨU QUAN SÁT CÓ ĐỐI CHỨNG
Tác giả: Alan Roberto Hatanaka, Marcelo Santucci Franca, Tatiana Emy Nishimoto, Kawanami Hamamoto, Liliam Cristine Rolo, Rosiane Mattar, Antonio Fernandes Moron

Để lại một bình luận