3 1

ĐIỀU TRỊ U XƠ TỬ CUNG CÓ TRIỆU CHỨNG ACOG 2021

 

U xơ tử cung (UXTC) hay u xơ cơ tử cung là bệnh lý phụ khoa lành tính thường gặp. Khoảng 25-50% phụ nữ có UXTC có biểu hiện triệu chứng như ra huyết âm đạo kéo dài, lượng nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trước đây, phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp điều trị đầu tay. Hiện nay, điều trị nội khoa ngày càng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. Phương thức và thời gian điều trị dựa trên một số yếu tố như: phân loại UXTC, mức độ triệu chứng, kích thước, vị trí, số lượng khối u xơ, tuổi người bệnh, kế hoạch sinh sản và tiền sử sản khoa, tình trạng bệnh nội khoa kèm theo, nguy cơ thoái hóa ác tính, tình trạng sắp mãn kinh và mong muốn bảo tồn tử cung của người phụ nữ.

Vào tháng 6 năm 2021, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) vừa công bố hướng dẫn thực hành lâm sàng xử trí UXTC có triệu chứng, đề cập đầy đủ định nghĩa, chẩn đoán, phân loại và hướng xử trí dựa trên các bằng chứng cập nhật. Một điểm đáng lưu ý rằng, trong khuyến cáo này vẫn sử dụng phân loại UXTC và các nguyên nhân xuất huyết tử cung bất thường PALM – COEIN theo FIGO.

????? – ??????????? (lạc tuyến trong cơ tử cung) – ????????? (UXTC) –?????????? & ??????????? (ác tính & tăng sản) – ???????????? (bệnh lý đông máu) – ????????? ??????????? (Rối loạn phóng noãn) – Endometrial (từ NMTC) – ??????????? (do can thiệp) – ??? ????????? ?????????? (nhóm khác).

?????̂́? ??́? ??̛̣? ???̂? ???̛́?? ??̛́ ??̛́? đ?̣̂ ?:

1️⃣ Khuyến cáo sử dụng đồng vận GnRH (có hoặc không có liệu pháp nội tiết hỗ trợ – add-back hormonal therapy) điều trị xuất huyết tử cung bất thường do UXTC (AUB-L) hoặc UXTC tăng kích thước trong thời gian ngắn và phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
2️⃣ Khuyến cáo thuyên tắc động mạch tử cung (UAE – Uterine artery embolization) trong trường hợp bệnh nhân có nguyện vọng điều trị bảo tồn tử cung và giải thích cho bệnh nhân hiện nay dữ liệu về ảnh hưởng của phương pháp này lên khả năng sinh sản còn hạn chế.
3️⃣ Khi quyết định cắt tử cung nên chọn đường xâm lấn tối thiểu nhất có thể, một trong những phương pháp đó là cắt tử cung đường âm đạo.

?????̂́? ??́? ??̛̣? ???̂? ???̛́?? ??̛́ ??̛́? đ?̣̂ ?:

3 2

1️⃣ GnRH đối vận cùng với liệu pháp nội tiết hỗ trợ là phương pháp điều trị AUB-L có thể sử dụng đến 2 năm.
2️⃣ Có thể cân nhắc sử dụng dụng cụ tử cung phóng thích Levonorgestrel (52mg LNG-IUD) hoặc Tranexamic acid trong điều trị AUB-L.

3️⃣ Dùng sóng cao tần (RFA – radiofrequency ablation) qua nội soi điều trị UXTC có triệu chứng chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có nguyện vọng bảo tồn tử cung, và tư vấn bệnh nhân hiện nay dữ liệu về ảnh hưởng của phương pháp này lên khả năng sinh sản còn hạn chế.

4️⃣ Dùng sóng cao tần (RFA – radiofrequency ablation) qua nội soi điều trị UXTC có triệu chứng chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có nguyện vọng bảo tồn tử cung, và tư vấn bệnh nhân hiện nay dữ liệu về ảnh hưởng của phương pháp này lên khả năng sinh sản còn hạn chế.
5️⃣ Khuyến cáo bóc UXTC trong trường hợp có nguyện vọng bảo tồn tử cung hoặc mong con, tư vấn khả năng tái phát.
6️⃣ Khi chỉ định bóc UXTC cũng nên chọn phương pháp xâm lấn tối thiểu nhất có thể.
7️⃣ Khuyến cáo cắt tử cung trong UXTC gây xuất huyết tử cung bất thường biểu hiện triệu chứng nặng ở bệnh nhân không có nguyện vọng bảo tồn tử cung, hoặc không mong muốn có thêm con, cần tư vấn các ảnh hưởng dài hạn.

?????̂́? ??́? ??̛̣? ???̂? ???̛́?? ??̛́ ??̛́? đ?̣̂ ?:

1️⃣ Theo dõi không can thiệp chỉ trong trường hợp UXTC không triệu chứng hoặc bệnh nhân không muốn điều trị.
2️⃣ Đối với bệnh nhân UXTC cường kinh, có thể bắt đầu điều trị bằng viên uống tránh thai phối hợp hoặc chỉ chứa progestin, mặc dù dụng cụ tử cung phóng thích Levonorgestrel 52mg LNG-IUD có vẻ làm giảm lượng máu hành kinh tốt hơn. Thuốc viên ngừa thai kết hợp hoặc chỉ chứa progestin là lựa chọn hợp lý trong điều trị cường kinh ở bệnh nhân UXTC, mặc dù hiện nay rất ít dữ liệu trực tiếp ủng hộ hiệu quả của chúng.
____________________________________________
? ??̀? ???̣̂? ???? ???̉?:
1. ACOG Practice Bulletin Management of Symptomatic Uterine Leiomyomas, Obs & Gyn Vol 137. No.6 June 2021.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34011888/
2. Manyonda I, Belli AM, Lumsden MA, et al; FEMME Collaborative Group. Uterine-Artery Embolization or Myomectomy for Uterine Fibroids. N Engl J Med. 2020 Jul 30;383(5):440-451.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32726530/
3. Laughlin-Tommaso SK, Lu D, Thomas L, et al. Short-term quality of life after myomectomy for uterine fibroids from the COMPARE-UF Fibroid Registry. Am J Obstet Gynecol. 2020 Apr;222(4):345.e1-345.e22.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31678093/

NGUỒN: FB BỘ MÔN SẢN – ĐHYD HUẾ

Trả lời