NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ COVID-19 VÀ THAI KỲ

BS Trần Minh Hùng

Covid19 và thaiCHĂM SÓC TIỀN SẢN

Thai phụ có tăng nguy cơ mắc COVID-19 hoặc nguy cơ biến chứng nặng khi mắc COVID-19 hay không?

Nhìn chung, thai phụ và trẻ em không tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, nhưng khi mắc thường sẽ nặng hơn so với phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, hầu như >90% thai phụ sẽ tự giới hạn mà không cần phải chấm dứt thai kỳ.

COVID-19 có tăng nguy cơ biến chứng sản khoa không?

Có. Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19, đặc biệt là những người bị viêm phổi, làm tăng nguy cơ sinh non và sinh mổ, thường liên quan với những bệnh nặng của thai phụ. Thường những ca sinh non là do phải khởi phát chuyển dạ hoặc sinh mổ để chấm dứt thai kỳ.

SARS-CoV-2 có qua được nhau thai không?

Không có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh SARS-CoV-2 có thể qua nhau thai và gây nhiễm cho thai nhi: Tuy nhiên, một số ít trường hợp ghi nhận mô nhau hoặc màng thai dương tính với SARS-CoV-2. Những trường hợp ghi nhận nhiễm COVID-19 ở trẻ sơ sinh nhìn chung thường là bệnh nhẹ.

Chăm sóc tiền sản như thế nào để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19?
ACOG và SMFM đã chuyển đổi quy trình thăm khám bệnh tiền sản để hạn chế việc tiếp xúc giữa người với người, làm giảm nguy cơ lây truyền COVID-19. Những thay đổi này nên phù hợp giữa những người nguy cơ thấp với nguy cơ cao (đa thai, tăng huyết áp, đái tháo đường) và có thể bao gồm chăm sóc sức khỏe từ xa trong những khu vực nguy cơ lây nhiễm cao, giảm số lần khám bệnh, giảm thời gian khám để giảm việc tiếp xúc giữa thai phụ với những người khác.

Có nên tránh việc dùng corticoid ở những thai phụ mắc COVID-19 không?
Không, những thai phụ khi mắc COVID-19 có thể dùng liều chuẩn dexamethasone để điều trị. Khi có chỉ định dùng corticoid để giúp trưởng thành phổi thai nhi trên thai phụ mắc COVID-19 có thể dùng liều chuẩn dexamethasone (6mg x 4, cách nhau mỗi 12 tiếng) và có thể tiếp tục dùng dexamethasone để điều trị COVID-19 (6mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày trong 10 ngày hoặc đến khi xuất viện).

Vaccine ngừa COVID-19 có an toàn cho thai phụ và phụ nữ dự định mang thai không?
Những nghiên cứu về an toàn của vaccine ngừa COVID-19 thường không được thực hiện trên thai phụ, vì vậy không có bằng chứng rõ ràng về sự hiệu quả và an toàn của vaccine cho thai phụ. Tuy nhiên, việc tiêm ngừa cho thai phụ có thể được xem xét, đặc biệt với những thai phụ nguy cơ nhiễm hoặc nguy cơ bị nặng khi bị nhiễm cao.
Không được tiêm vaccine COVID-19 trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm các vaccine thông thường khác như vaccine Tdap (bạch hầu-uốn ván-ho gà) và vaccine cúm.
Việc tiêm vaccine COVID-19 thì không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì vậy không cần tránh mang thai sau khi tiêm vaccine.

GIAI ĐOẠN CHUYỂN DẠ

Nhiễm COVID-19 có phải là chỉ định cho sinh mổ?
Không, nhiễm COVID-19 không phải là chỉ định cho thay đổi cách thức sinh. Thậm chí, nếu như có sự lây truyền dọc cũng không phải là chỉ định cho sinh mổ vì có thể làm tăng nguy cơ cho mẹ và hầu như không làm cải thiện kết cục cho thai nhi.

Giảm đau trong lúc chuyển dạ như thế nào đối với phụ nữ mắc COVID-19:
Gây tê thần kinh thường được sử dụng hơn các phương pháp giảm đau khác vì là phương pháp giảm đau hiệu quả và vì vậy giảm các stress lên hệ tim mạch và hệ hô hấp từ tình trạng đau hoặc lo lắng.

GIAI ĐOẠN HẬU SẢN

Trẻ nên được kiễm tra như thế nào?
Nếu mẹ bị nhiễm COVID-19 và nghi ngờ trẻ có khả năng nhiễm thì có thể làm xét nghiệm kiểm tra, cách ly với những đứa trẻ khác và được chăm sóc theo các biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19.

Mẹ bị nhiễm COVID-19 có cần phải cách ly trẻ sau sinh không?
Nhìn chung là không cần, vì nguy cơ trẻ nhiễm COVID-19 từ mẹ thì thấp và các dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt về nguy cơ nhiễm COVID-19 ở trẻ sơ sinh dù trẻ được ở lại với mẹ hoặc được cách ly. Tuy nhiên, mẹ nên mang khẩu trang và xác trùng tay trong quá trình tiếp xúc với trẻ. Vào những lúc khác thì mẹ nên cách xa trẻ >6 feet hoặc đặt trẻ ở lồng nuôi khi khả thi.

Việc phòng ngừa tại nhà nên kéo dài bao lâu?

Những bà mẹ có triệu chứng nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19 thì không phải là nguy cơ tiềm ẩn lây truyền virus cho trẻ sơ sinh nếu như họ áp dụng các biện pháp cách ly và phòng ngừa:

+ Ít nhất 10 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên (có thể lên đến 20 ngày nếu như các bà mẹ có triệu chứng nặng đến nguy kịch hoặc bị suy giảm miễn dịch nặng)
+ Ít nhất 24 giờ trôi qua kể từ khi triệu chứng sốt cuối cùng mà không dùng thuốc hạ sốt
+ Các triệu chứng khác có sự cải thiện

SAR-CoV-2 có truyền qua sữa mẹ không?

Có sự đồng thuận chung rằng nên khuyến khích cho con bú sữa mẹ vì nhiều lợi ích cho mẹ và trẻ. Không xác định được rằng SAR-CoV-2 có truyền qua sữa mẹ hay không vì rất ít sữa mẹ được làm xét nghiệm nghiên cứu. Trong một nghiên cứu của WHO, sữa mẹ lấy từ 43 người mẹ thì cho kết quả âm tính với SAR-CoV-2 khi làm xét nghiệm RT-PCR và chỉ có 3 mẫu sữa mẹ là cho kết quả dương tính.

Thực hiện phòng ngừa như thế nào trong giai đoạn cho con bú?
Các giọt bắn từ đường hô hấp có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình tiếp xúc gần khi cho con bú. Các bà mẹ nên thực hiện phòng ngừa bằng cách sát trùng tay và vú và đeo khẩu trang khi cho con bú. Trong một nghiên cứu của New York City được thực hiện trên 82 trẻ của 116 bà mẹ nhiễm COVID-19 thì không có trẻ nào bị nhiễm COVID-19 sau sinh, ngay cả khi cho trẻ ở cùng với mẹ và cho trẻ bú mẹ.

Phụ nữ mang thai và giai đoạn hậu sản nhiễm COVID-19 có thể dùng NSAIDs và acetaminophen hay không?
Có, NSAIDs và acetaminophenn có thể dùng để hạ sốt và giảm đau cho phụ nữ mang thai và giai đoạn hậu sản. Giai đoạn trước sinh, liều thấp nhất của NSAIDs có thể được sử dụng, tốt nhất là ít hơn 48 giờ vì những nguy cơ tiềm tàng của thuốc cho thai nhi như đóng sớm ống động mạch, thiểu ối,…Đối với thuốc acetaminophen, liều dưới 2 gram/ngày thì an toàn đối với thai phụ không có bệnh gan nặng hoặc mất bù.

Vaccine SARS-CoV-2 có an toàn cho phụ nữ cho con bú không?
Có thể vì hầu như những nghiên cứu về sự hiệu quả và an toàn của vaccine thì không được thực hiện trên phụ nữ cho con bú.Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm vaccine cho phụ nữ cho con bú có thể được thực hiện, đặc biệt ở những phụ nữ nguy cơ cao nhiễm bệnh hoặc bị bệnh nặng khi nhiễm COVID-19.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Uptodate (2021), COVID-19 and pregnancy: Questions and answers.

 

 

 

Để lại một bình luận