Buồn nôn – nôn trong thai kỳ có thể gặp ở 90% phụ nữ mang thai và là một trong những chỉ định nhập viện phổ biến nhất ở tha phụ nữ mang thai với thời gian nằm viện thông thường từ 3 đến 4 ngày. Buồn nôn – nôn trong thai kỳ được định nghĩa là triệu chứng buồn nôn và/hoặc nôn trong thai kỳ, khởi phát trước 16 tuần thai và không tìm thấy các nguyên nhân khác.

   Nôn nghén quá độ là tình trạng nặng của buồn nôn – nôn trong thai kỳ, gặp đến 0,3 – 3,6% thai phụ , ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng ăn uống bình thường.Nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ nặng hơn: rối loạn điện giải, suy nhươc….

Nhằm cung cấp thông tin cập nhật dựa trên bằng chứng và các điểm thực hành tốt liên quan đến chẩn đoán và điều trị buồn nôn – nôn trong thai kỳ và nôn nghén quá độ, bài viết này xin tổng hợp các thông tin từ khuyến cáo cảu Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh (RCOG 2024) và Hiệp hội sản phụ khoa hoa kì (ACOG 2018):

Điều trị sớm các triệu chứng nôn có thể làm giảm mức độ trầm trọng  và mức độ tiến triển của hội chứng nôn nghén. Có thể bắt đầu bằng kết hợp doxylamine và vitamin b6 ( pyridoxine) sau khi xuất hiện triệu chứng.

Khi thuốc không thể dung nạp bằng đường uống có thể chọn các đường dùng, phương thức điều trị khác. Một số sản phẩm phenothiazine (promethazine và prochlorperazine) có sẵn ở dạng thuốc đặt hậu môn. Các chất đối kháng thụ thể serotonin 5-hydroxytryptamine 3 (5-HT3) có sẵn ở viên thuốc dạng hòa tan (ondansetron) hoặc dạng miếng dán qua da (granisetron).

  • Các chỉ số khách quan và đã được thẩm định về tình trạng buồn nôn và nôn như PUQE (Pregnancy- Unique Quantification of Emesis) và HELP (HyperEmesis Level Prediction) có thể được sử dụng để phân loạn mức độ nặng của buồn nôn – nôn trong thai kỳ và nôn nghén quá độ. [Mức độ C]
  •  Keto niệu không phải là một chỉ điểm của tình trạng mất nước và không được sử dụng để đánh giá mức độ nặng. [Mức độ A]
  •  Có những dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của các thuốc chống nôn bậc 1 như kháng H1, phenothiazines và doxylamine/pyridoxine (phụ lục III). [Mức độ A]
  •  Có bằng chứng cho thấy odansetron an toàn và hiệu quả. Có thể sử dụng odansetron như thuốc chống nôn bậc 2 khi các thuốc bậc 1 không hiệu quả. Sử dụng odansetron trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sứt môi hở hàm với một tỷ lệ rất nhỏ, nên cần cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ đối với trường hợp nôn nghén quá độ kiểm soát kém. [Mức độ B]
  • Metochlopramide là một lựa chọn an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc chống nôn khác. [Mức độ B]
  • Metochlopramide được xếp vào nhóm thuốc bậc 2 do nguy cơ tác dụng ngoại tháp. Nên tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 3 phút để giảm thiểu tối đa những tác dụng này. [Mức độ C]
  • Nên hỏi thai phụ về tác dụng phụ mà họ từng gặp trước đây khi sử dụng thuốc chống nôn. Nếu có xảy ra tác dụng phụ, cần ngưng sử dụng liệu pháp này. [Điểm thực hành tốt]
  • Dịch truyền tĩnh mạch thích hợp nhất là nước muối sinh lý NaCl 0,9% có bổ sung Kali clorua, và cần được theo dõi điện giải hằng ngày. [Mức độ C]
  • Nên sử dụng kết hợp thuốc nếu thai phụ không đáp ứng với một loại thuốc chống nôn đơn lẻ. Những thuốc chống nôn được khuyến cáo sử dung ở Anh được nêu trong phụ lục III. [Điểm thực hành tốt]
  • Nên bổ sung Thiamine (uống 100mg TDS hoặc tiêm tĩnh mạch vitamin B complex (Pabrinex®) cho tất cả các phụ nữ nhập viện vì nôn nghén hoặc giảm khả năng ăn uống nặng, đặc biệt là trước khi sử dụng dextrose hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. [Mức độ D]
  • Tất cả các biện pháp điều trị nên được thực hiện trước khi xem xét chấm dứt thai kỳ. [Mức độ C].
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên chỉ là một lựa chọn cuối cùng cho phụ nữ có Hội chứng nôn nghén, do có nhiều nguy cơ biến chứng lên mẹ do can thiệp quá mức.HONG GAM Buon non va non khi mang thai 27122017 004

(Sơ đồ: BV Từ Dũ)

Để lại một bình luận