Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính

Nhiễm trùng tiểu  không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính nên được điều trị bằng kháng sinh mục tiêu trong 5-7 ngày. Kháng sinh ban đầu nên tránh lựa chọn amoxicillin và ampicillin do tỷ lệ đề kháng cao với Escherichia coli tại hầu hết các khu vực.

Bảng 1. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu  không triệu chứng và viêm bàng quang cấp tính
Kháng sinhChế độ liều kháng sinhMột số lưu ý
NitrofurantoinUống 100mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày⁃  Có thể sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất nếu không có sẵn các thuốc thay thế phù hợp

⁃  Tránh dùng để điều trị viêm bể thận do thuốc không đạt nồng độ trị liệu tại thận

Cephalexin (*)Uống 250-500mg mỗi 6 giờ trong 5-7 ngày 
Sulfamethoxazol-trimethoprimUống 800/160mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày⁃  Có thể sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất nếu không có sẵn các thuốc thay thế phù hợp

⁃  Khi tỷ lệ đề kháng Sulfamethoxazol-trimethoprim trên 20%, tránh lựa chọn thuốc này như là kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả nuôi cấy

FosfomycinUống 3g liều duy nhấtTránh dùng để điều trị viêm bể thận do thuốc không đạt nồng độ trị liệu tại thận
Amoxicillin (*)⁃   Uống 500mg mỗi 8 giờ trong 5-7 ngày

⁃   Uống 875mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, tránh lựa chọn thuốc này như là kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả nuôi cấy
Amoxicillin-clavulanat (*)⁃     Uống 500mg mỗi 8 giờ trong 5-7 ngày

⁃       Uống 875mg mỗi 12 giờ trong 5-7 ngày

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao, tránh lựa chọn thuốc này như là kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả nuôi cấy
(*) Đối với bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm betalactam và không phù hợp với các nhóm kháng sinh khác, cần khai thác thêm mức độ phản ứng dị ứng của người bệnh. Nếu nguy cơ sốc phản vệ thấp, kháng sinh nhóm cephalosporin có thể thích hợp để lựa chọn điều trị. Tuy nhiên, những người có nguy cơ sốc phản vệ cao nên lựa chọn phác đồ thay thế.

Đối với nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, chưa đủ bằng chứng khuyến cáo về việc tầm soát lại bệnh sau một đợt điều trị kháng sinh phù hợp.
Tuy nhiên, với viêm bàng quang cấp tính, có thể xem xét việc cấy nước tiểu lại sau 1-2 tuần kết thúc điều trị hoặc đánh giá vẫn còn triệu chứng bệnh.

Chưa đủ bằng chứng hướng dẫn quản lý điều trị nhiễm trùng tiểu tái phát trong thai kỳ. Các trường hợp nhiễm trùng tiểu tái phát, cân nhắc sử dụng kháng sinh dự phòng trong khoảng thời gian còn lại của thai kỳ, ưu tiên sử dụng kháng sinh liều thấp một lần mỗi ngày và còn nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh được phân lập.

Kháng sinh điều trị viêm bể thận

Viêm bể thận trong thai kỳ cần bắt đầu điều trị nội trú tại bệnh viện. Lựa chọn kháng sinh ban đầu có khả năng thâm nhập tốt vào nhu mô thận và phù hợp với các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Cân nhắc điều chỉnh chế độ kháng sinh điều trị khi cần thiết dựa theo kết quả cấy nước tiểu và độ nhạy cảm của kháng sinh. Duy trì kháng sinh đường tĩnh mạch cho đến khi triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện. Thời gian điều trị kháng sinh thường khoảng cách 14 ngày.

Chưa đủ bằng chứng hướng dẫn quản lý sau điều trị viêm bể thận trong thai kỳ. Kháng sinh dự phòng viêm bể thận có thể được xem xét trong khoảng thời gian còn lại của thai kỳ, tương tự như liệu pháp kháng sinh dự phòng nhiễm trùng tiểu tái phát.

Kháng sinh điều trị viêm bể thận
Kháng sinhChế độ liều kháng sinh
Ampicillin

+

Gentamicin

2g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ

+

1,5mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ

5mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ

Ceftriaxon1g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ
Cefepim1g tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ
Aztreonam (phù hợp đối với bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm betalactam)1g tiêm tĩnh mạch mỗi 8-12 giờ

Tài liệu tham khảo:

Urinary Tract Infections in Pregnant Individuals. Obstet Gynecol. 2023;142(2):435-445. doi:10.1097/AOG.0000000000005269

Để lại một bình luận