DỰ PHÒNG SANH NON Ở THAI PHỤ ĐƠN THAI NGUY CƠ CAO

 

      Các biến chứng của sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân của 35% trong số 2,5 triệu ca tử vong trên thế giới vào năm 2018. Những dự hậu liên quan đến sinh non ở trẻ sơ sinh, bao gồm: bại não, khiếm thị hoặc khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khi đến tuổi trưởng
 thành. Hai phần ba số trường hợp sinh non là tự phát.
      Những yếu tố nguy cơ cao của sinh non bao gồm: tiền sử sinh non tự phát, sẩy thai ở quý II thai kỳ, các bất thường cổ tử cung hoặc các can thiệp trên cổ tử cung, chiều dài cổ tử cung ngắn. Các yếu tố dự đoán tốt nhất những thai phụ có nguy cơ sinh non tự phát trong nhóm thai phụ không có triệu chứng là chiều dài cổ tử cung ngắn (<25 mm) và tiền sử sinh non tự
 phát.
      Nhiều Hiệp hội Sản phụ khoa trên thế giới đã đưa ra một số khuyến cáo dự phòng sinh non với nhiều phương pháp dự phòng khác nhau. Đầu năm 2022, nhóm tác giả từ trường Đại học Liverpool (Anh) đã đưa ra phân tính tổng quan hệ thống nhằm so sánh hiệu quả của các phương pháp: nghỉ ngơi tại giường, các phương pháp khâu eo tử cung, vòng pessary, dầu cá hay omega 3, bổ sung kẽm, progesterone (đường uống, đặt âm đạo, tiêm bắp), phối hợp đồng thời nhiều phương pháp nhằm dự phòng nguy cơ sinh non dựa trên 61 thử nghiệm với 17 273 thai phụ.
Dự phòng sanh non

 

Về giảm nguy cơ sinh non:
1. Đối với nhóm <34 tuần, progesterone có hiệu quả hạn chế nguy cơ sinh non so với nhóm sử dụng giả dược hoặc không điều trị với bằng chứng chắc chắn cao (OR = 0,05). Thai phụ sử dụng progesterone đương uống giảm khả năng sinh non hơn với OR = 0,66.
2. Khâu eo tử cung bằng phương pháp Shirodkar có hiệu quả với OR = 0,06, tuy nhiên mức độ chứng cứ thấp.
3.  17 OHPC (17α-hydroxyprogesterone caproate) và đặt vòng pessary âm đạo cũng được xem có hiệu quả trong dự phòng sinh non với mức độ chứng cứ trung bình.
4. Dầu cá hay omega 3 cũng được xem có khả năng dự phòng sinh non với OR 0,3 (mức khuyến cáo trung bình) tuy nhiên không loại trừ những khả năng có hại của các phương pháp này.
5.  Các phương pháp khác: nghỉ ngơi tại giường, sử dụng clindamycin, bổ sung kẽm hay phối hợp đồng thời các phương pháp là chưa đủ dữ liệu hoặc không giả
m nguy cơ sinh non ở những thai phụ <34 tuần.
Về nguy cơ tử vong chu sinh:
1.  Progesterone đặt âm đạo là phương pháp điều trị duy nhất cho thấy bằng chứng rõ ràng về cải thiện kết cục của thai kỳ (OR = 0,66).
2.  17 OHPC, khâu eo tử cung bằng phương pháp McDonald hay các phương pháp khâu eo khác cũng có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong chu sinh (với OR lần lượt là 0,78; 0,59 và 0,77) với mức chứng cứ trung bình tuy nhiên khoảng tin cậy không loại trừ những khả năng có hại của các phương pháp này.
3.  Các phương pháp: sử dụng clindamycin hay phối hợp đồng thời các phương pháp khác vẫn chưa xác định rõ lợi ích và tác hại với mức độ chứng cứ thấp hoặc rấp thấp.
 𝗞𝗲̂́𝘁 𝗹𝘂𝗮̣̂𝗻:
 Progesterone đặt âm đạo hiện là phương pháp điều trị dự phòng sinh non tốt nhất ở thai phụ đơn thai không có triệu chứng nhưng có nguy cơ sinh non cao.
 So với progesterone đường âm đạo, các phương pháp dự phòng khác không ưu việt về hiệu quả chi phí, hiệu quả điều trị và tính an toàn.
 Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào có ưu thế hơn, nhưng kết quả đầy hứa hẹn đã được chứng minh đối với các đường dùng thay thế (uống, tiêm bắp), và các phương pháp điều trị như khâu eo tử cung và vòng nâng pessary.
 Việc không điều trị hoặc dung giả dược ở những thai phụ nguy cơ cao không được khuyến cáo.
Nguồn : Bộ môn sản ĐHYD Huế
____________________________________________
 𝗧𝗮̀𝗶 𝗹𝗶𝗲̣̂𝘂 𝘁𝗵𝗮𝗺 𝗸𝗵𝗮̉𝗼:
1. Care A, Nevitt SJ, Medley N, et al. Interventions to prevent spontaneous preterm birth in women with singleton pregnancy who are at high risk: systematic review and network meta-analysis. BMJ. 2022 Feb 15;376:e064547.
https://www.bmj.com/content/376/bmj-2021-064547
2. National Institute of Health and Care Excellence (NICE) Preterm Labour and Birth (NICE Guideline 25) 2015. updated 2019.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26632624/
3. Medley N, Donegan S, Nevitt SJ, et al. Interventions to prevent spontaneous preterm birth in high-risk women with singleton pregnancy: a systematic review and network meta-analysis. Cochrane Database Syst Rev 2019;2019:CD013455.
https://www.cochrane.org/…/PREG_interventions-prevent…
4. Norman JE, Marlow N, Messow CM, et al, OPPTIMUM study group. Vaginal progesterone prophylaxis for preterm birth (the OPPTIMUM study): a multicentre, randomised, double-blind trial. Lancet 2016;387:2106-16.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26921136/
5. Care A, Jackson R, O’Brien E, et al. Cervical cerclage, pessary, or vaginal progesterone in high-risk pregnant women with short cervix: a randomized feasibility study. J Matern Fetal Neonatal Med 2021;34:49-57.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30895903/

Để lại một bình luận