Sinh non và các biến chứng liên quan là nguyên nhân hàng đầu gây tử cung sơ sinh trên toàn cầu. Sinh non được định nghĩa là sinh trước 37 tuần tuổi thai. Ước tính có 15 triệu ca sinh non mỗi năm trên toàn thế giới. Sinh non tự phát chiếm 75%, phần còn lại là do điều trị.
– Levine và cộng sự phát hiện ra rằng phụ nữ có tỉ lệ sinh non tự phát sau mổ lấy thai khi cổ tử cung mở hết cao gấp 5 lần so với những phụ nữ mổ lấy thai vào giai đoạn I chuyển dạ. Tương tự, Cong và cộng sự nhận thấy tỉ lệ sinh non tự phát ở nhóm phụ nữ mổ lấy thai khi cổ tử cung mở hết cao gấp 2 lần soi với phụ nữ được mổ lấy thai giai đoạn I chuyển dạ. Người ta đưa ra giả thuyết rằng tổn thương cổ tử cung tại thời điểm mổ lấy thai, đặc biệt là vô tình rạch qua cổ tử cung có thể làm tăng nguy cơ sinh non tự phát trong lần mang thai tiếp theo.
– Vào tháng 3/2024, tác giả Andrea M.F Woolner và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về điều tra xem mổ lấy thai trong lần mang thai đầu tiên khi cổ tử cung mở hết có liên quan đến sinh non tự phát hoặc các kết cục thai kỳ bất lợi khác trong lần mang thai tiếp theo. Nghiên cứu này được thực hiện trên những phụ nữ mang thai lần đầu và lần hai từ năm 1976 đến năm 2017: 1) Lần mang thai đầu tiên được sinh đủ tháng (37 – 44 tuần) bằng bất cứ phương thức sinh nào từ năm 1976 đến năm 2016, 2) Lần mang thai thứ hai với đơn thai từ 24 tuần trở lên từ năm 1977 đến năm 2017. Trong đó, lần mổ lấy thai đầu tiên khi thai đủ tháng là nguy cơ phơi nhiễm. Kết quả chính là sinh non tự phát (sinh tự nhiên < 37 tuần).
–  Kết quả:
1. Trong số 30 253 phụ nữ được khảo sát, có 900 người từng mổ lấy thai khi cổ tử cung mở hết ở lần mang thai đầu tiên.
2.  Phụ nữ đã sinh mổ trước đó khi cổ tử cung mở hết tăng nguy cơ sinh non tự phát gấp 3 lần trong lần mang thai thứ hai so với tất cả phụ nữ có phương thức sinh lần đầu khác (OR, 2.63; KTC 95%, 1.82–3.81; aOR, 3,31, KTC 95%, 2.17 – 5.05)

3. So với những phụ nữ lần đầu sinh đường âm đạo, những phụ nữ sinh mổ khi cổ tử cung mở hết có tỉ lệ sinh non tự phát tăng gấp 5 lần( aOR, 5.37; KTC 95%, 3.40 – 8.48).
4. So với sinh thường lần đầu tiên, sinh thủ thuật không liên quan đến tăng nguy cơ sinh non tự phát ở lần mang thai thứ hai.
5. Sau lần mổ lấy thai đầu tiên khi cổ tử cung mở hết, 3,7% phụ nữ được sinh mổ lặp lại khi cổ tử cung mở hết và 48% được sinh mổ theo kế hoạch ở lần sinh thứ hai.

* Kết luận: Nghiên cứu này bổ sung đáng kể cho bằng chứng về nguy cơ sinh non tự phát sau khi mổ lấy thai lúc cổ tử cung mở hết. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu lớn và đánh giá toàn diện về các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, bao gồm tiền sản giật, chảy máu trước sinh và thời gian giai đoạn I và II của chuyển dạ. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung tìm hiểu mối quan hệ có thể xảy ra và phát triển các biện pháp phòng ngừa sơ cấp và thứ cấp.
*  Ý nghĩa lâm sàng: Kỹ năng sản khoa về giúp sinh ngả âm đạo ngày càng giảm, đặc biệt là việc sử dụng forceps. Nếu mổ lấy thai trong lần mang thai đầu tiên khi cổ tử cung mở hết có liên quan đến sinh non tự phát hoặc các kết cục thai kỳ bất lợi khác trong lần mang thai tiếp theo, điều này cho thấy các bác sĩ sản khoa cần duy trì kỹ năng hỗ trợ sinh đường âm đạo để đảm bảo có các lựa chọn thay thế cho mổ lấy thai khi cổ tử cung mở hoàn toàn.
____________________________________________
????????̀???? ????????????̣̂???? ???????????????? ????????????̉????:
1. Woolner AMF, Raja EA, Bhattacharya S, Black ME. Risk of spontaneous preterm birth elevated after first cesarean delivery at full dilatation: a retrospective cohort study of over 30,000 women. Am J Obstet Gynecol. 2024 Mar;230(3):358.e1-358.e13.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37598995/
2. L.D. Levine, M.D. Sammel, A. Hirshberg, M.A. Elovitz, S.K. Srinivas. Does stage of labor at time of cesarean delivery affect risk of subsequent preterm birth? Am J Obstet Gynecol, 212 (2015), pp. 360.e1-360.e7
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25281363/
3. A. Cong, B. de Vries, J. Ludlow. Does previous Caesarean section at full dilatation increase the likelihood of subsequent spontaneous preterm birth? Aust N Z J Obstet Gynaecol, 58 (2018), pp. 267-273
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28960252/

Nguồn: FB Bộ môn phụ sản – ĐH Y Dược Huế

Để lại một bình luận